Cho đến nay, Quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế là kinh đô phong kiến duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nhiều nét nguyên vẹn của kiến trúc. Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ do triều Nguyễn xây dựng gồm 2 cụm: cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.
Quần thể di tích Cố đô Huế Kiến bao gồm kiến trúc các dinh thực, các cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc đền miếu phủ, kiến trúc tôn giáo…Cố đô Huế đã được Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế đầy sự uy nghiêm
Nếu có dự định ghé thăm Lăng Cô, đừng bỏ qua Những khách sạn ở Lăng Cô được ưa chuộng nhất để có thể tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời
Kinh thành Huế được chính vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, bắt đầu khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn thiện vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, quá trình xây dựng này kéo dài suốt 27 năm.
Các di tích lịch sử văn hóa trong kinh thành gồm:
-
Kỳ Đài
Vị trí: Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt phía nam của Kinh thành Huế, kỳ đài còn được gọi là Cột cờ, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng Kinh thành Huế. Kỳ Ðài được tu sửa vào thời Minh Mạng, vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta.
-
Trường Quốc Tử Giám
Trường Quốc Tử Giám nằm cạnh Văn Miếu, mặt trường hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Trường được xây dựng vào năm 1803 dưới thời vua Gia Long. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, trường Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay).
Mặc dù bị chi phối nhiều do những tác động của thiên nhiên, xã hội nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám Huế vẫn là tổ chức giáo dục kỷ cương, đào tạo ra rất nhiều hiền tài với 293 tiến sĩ tên tuổi như: Phan Đình Phùng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền…
-
Điện Long An
Điện Long An được xem là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế vốn đã tồn tại gần 150 năm nay. Điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, dưới thời vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845.
Điện vốn được xây dựng làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền mỗi dịp đầu xuân và cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay tới để nghỉ ngơi, đọc sách và làm thơ.
- Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923, với danh xưng đầu tiên là Musee’ Khải Định. Bảo tàng tọa lạc tại số 3 Lê Trực, thành phố Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế có tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Bảo tàng này trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng,sứ, trang phục và đồ dùng của hoàng thất triều Nguyễn.
-
Đình Phú Xuân
Đình Phú Xuân được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XV, ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế là di tích lịch sử kiến trúc gắn với địa danh lịch sử Phú Xuân, nơi chúa Nguyễn chọn đặt phủ chúa xứ Ðàng Trong. Đình Phú Xuân nằm cách trung tâm thành phố 2 km về phía Bắc.
-
Hồ Tịnh Tâm
Thời Gia Long đã cho xây dựng hồ Tịnh Tâm, hồ là một di tích cảnh quan là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Cho đến năm 1838, vua Minh Mạng cho cải tạo lại nơi này thành chốn tiêu dao, vua quan giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.
-
Tàng thư lâu
Tàng thư lâu có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ rất nhiều tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến triều đình và đất nước. Tàng thư được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế.
- Viện Cơ Mật – Tam Tòa
Viện Cơ Mật không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là một địa điểm ghi dấu nhiều biến cố lịch sử lớn của Huế. Là cơ quan tư vấn của nhà vua và 4 vị đại thần, Viện Cơ Mật vốn đươc lập từ thời Minh Mạng hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân trong kinh thành Huế.
Viện Cơ Mật -Tam Tòa là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế
Xem thêm Cố đô Huế ở đâu? Được hình thành và phát triển như thế nào? để biết lịch sử lâu đời của một trong những kinh thành nổi tiếng Việt Nam
-
Cửu vị thần công
9 khẩu súng thần công hay còn gọi là Cửu vị thần công trước đây được đặt ở trước mặt Ngọ Môn được các nghệ nhân Huế đúc nên dưới thời vua Gia Long đúc từ 1803 và hoàn thành vào năm 1804. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long lên ngôi liền cho các nghệ nhân đồng thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình.
-
Hoàng thành Huế
Hoàng Thành Huế nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành nơi vua chúa ở thường được gọi chung là Đại Nội.
Các di tích trong Hoàng Thành gồm:
- Ngọ Môn
Ngọ Môn có hai phần chính là: đài – cổng và lầu Ngũ Phụng. Ngọ Môn chính là cổng chính phía nam của Hoàng Thành Huế và được phép xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833). Cổng xoay về hướng Ngọ, đây chính là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế.
- Điện thái hòa
Điện Thái Hòa được xem là trung tâm quyền lực của triều đình phong kiến nhà Nguyễn nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện Thái Hòa cũng là nơi tổ chức các buổi lễ trọng đại của quốc gia như: lễ vua đăng cơ, lễ sinh thần của nhà vua và lễ đón tiếp các sứ thần nước khác,…
- Viện Cơ Mật
Viện cơ mật là một cơ quan đặc trách để tham khảo về những vấn đề trọng mật, nhất là về mặt quân sự do vua Minh Mạng thành lập năm 1834. Viện cơ mật gắn liền với bao thịnh suy của nhà Nguyễn, một thời kỳ của lịch sử.
Là người con đất Việt chúng ta hãy một lần đến với mảnh đất kinh thành Huế đầy thi vị và cổ kính để được ngược dòng thời gian trải nghiệm những kiến trúc lịch sử văn hóa độc đáo, lâu đời mang nét hồn văn hóa cung đình của một triều đại ở xứ thơ đất Huế.