Món ăn cho bà đẻ sau sinh sao cho đảm bảo dinh dưỡng không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của mẹ. Mà còn đảm bảo cho mẹ có đủ sữa để nuôi con sau sinh. Cùng xem những món ăn cho bà đẻ bổ dưỡng và hấp dẫn ngay dưới đây.
Kinh nghiệm lên thực đơn để mẹ nhiều sữa không lo tăng cân
- Phải uống đủ ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày (tính cả nước canh, nước lọc) nhớ chú ý uống nhiều nước và có thể uống thêm sữa uống thêm sữa
- Nên ăn cơm trắng nóng thay đổi bằng cơm gạo lứt, cơm yến mạch gạo ngũ cốc
- Để đảm bảo có đủ sữa và duy trì nguồn sữa cho con bú cần chú ý duy trì một chế độ ăn uống tốt và nghỉ ngơi đủ giấc
- Nên ăn 5 bữa, chia nhỏ lượng thức ăn, phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng
- Trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô
- Trong 1 – 2 ngày đầu sau khi sinh mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo
- Ngoài các món cơm có thể thay đổi thành các món bún, phở, miến vẫn đảm đảo đủ dưỡng chất cho mẹ sau sinh
- Để phục hồi sức khoẻ nhanh thì có ăn thêm yến chưng nhanh lành vết đẻ
- Khoai lang là tinh bột có thể thay thế cho cơm trắng là nguồn cung cấp vitamin A và kali dồi dào tốt cho sức khỏe của mẹ.
- Mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất khoáng, vitamin, chất béo, đường, một cách hợp lý.
- Mẹ cũng phải tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, kích thích, giảm tiết sữa.
- Hoa quả ăn tất cả loại quả ngọt, dưa hấu, ổi, chuối tiêu, bưởi
- Ăn chân dê kích sữa nhanh nhất là món chân dê hầm cháo đỗ đen
- Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối.
- Sau 1 tháng đầu có thể ăn hải sản như cá, ghẹ, cua, tôm
- Thịt lợn kho nghệ, bò kho nghệ vừa bổ máu lại thơm sữa
- Nên ăn thêm các loại củ quả luộc nhất là mướp, bầu, bí
- Ăn ít cơm hơn nhưng thức ăn vẫn ăn nhiều giúp sữa vẫn nhiều
- Mẹ sau sinh cần bổ sung từ 1000mg canxi mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ
Xem thêm: Các món ăn Âu siêu ngon và dễ làm cho các chị em nội trợ
Thực đơn món ăn cho bà đẻ đầy đủ dưỡng chất
- Sườn kho – Gà rang – Lặc lè luộc
- Canh xương bí đỏ – Tôm rang – Giá xào thịt lợn
- Lặc lè nhồi thịt – Trứng cuộn – Đậu đỗ xào bò
- Rau ngót nấu thịt băm – Thịt chiên xù – Lặc lè, cà rốt xào thịt bò
- Rau ngót nấu nước luộc thịt – Thịt chân giò luộc – Đậu phụ nhồi thịt chiên
- Mướp xào thịt bò – Rau ngót nấu xương – Trứng hấp kiểu Nhật
- Lặc lè xào thịt bò – Sườn rim mắm – Rau ngót nấu xương
- Chim xào – Lặc lè luộc – Canh chân giò đu đủ – Tôm hấp
- Thịt băm xào cà rốt – Rau ngót nấu thịt băm – Lặc lè cà rốt xào thịt bò
- Thiên lý xào thịt bò – Rau ngót nấu nước xương – Sườn chiên
- Trứng xào – Rau ngót nấu nước xương – Sườn rim mắm
- Trứng hấp kiểu Nhật – Rau ngót nấu xương – Thịt chiên
- Sườn xào chua ngọt – Rau ngót nấu xương – Lặc lè, cà rốt xào thịt băm
- Thịt băm viên rim mắm – Rau ngót nấu thịt băm – Giá xào thịt lợn
- Giá xào lòng mề – Rau ngót nấu nước xáo gà – Đùi gà luộc – Thịt bò kho
- Tôm hấp – Canh xương khoai tây, cà rốt – Trứng, thịt xào
- Nem chiên– Trứng hấp kiểu Nhật – Rau ngót nấu thịt băm
- Đậu đỗ xào thịt lợn – Gà xào xả ớt – Thiên lý luộc
- Giá xào thịt lợn – Rau ngót – Gà chiên NCKD
- Rau ngót nấu xương – Chân giò luộc – Thịt băm xào ngô, cà rốt
- Lặc lè, cà rốt xào bò – Rau ngót nấu chân giò – Thịt gà rang
- Trứng, đậu phụ chiên – Rau ngót nấu trứng – Thịt gà rang – Đậu đỗ luộc
- Bò kho – Đậu phụ chiên Lặc lè luộc – Rau tiến vua xào bò
- Canh xương khoai tây, cà rốt – Thịt băm – Thịt kho – Trứng cuộn
- Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cơ thể hấp thu được nhiều vitamin
- Mẹ sau sinh nên tránh những thực phẩm gây nhiễm trùng, gây sẹo lồi như thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản, rau muống,…
Bạn có biết: Kim chi để được bao lâu?
Lưu ý các món ăn trên mẹ có thể thay đổi hàng ngày, hoặc sáng tạo dựa trên sở thích để lên thực đơn phù hợp. Mẹ nên chú ý kiêng kỵ các thực phẩm làm cho lượng sữa sụt giảm và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của con. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thêm từ thuốc bổ mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường chất lượng sữa cho con bú.