Nếu đẵ từng đặt chân lên Huế mà chưa thưởng thức qua nhã nhạc Cung đình Huế thì đó quả là một điều đáng tiếc trong chuyến hành trình đầy thú vị của bạn tại mảnh đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời này.
Nhã nhạc Cung đình Huế là gì?
Hình thức nghệ thuật nhã nhạc Cung đình Huế thuộc thể loại nhạc trong cung đình thời phong kiến. Xuất hiện từ thế kỉ XIII và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các vị vua chúa do đó nhã nhạc Cung đình Huế từng bước phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật chính được biểu diễn trong các sự kiện trọng đại của triều đình như Lễ Thường triều, Đại triều, Tế giao, Tế miếu,… nhằm mang lại không khí trang trọng.
Xem thêm: Kiến trúc Cố đô Huế: Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt
Trong buổi công nhận nhã nhạc Cung đình Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, UNESCO đã có đánh giá: “Trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”.
Vì vậy có thể thấy giá trị của nhã nhạc cung đình Huế mang lại là to lớn như thế nào. Thậm chí đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị mà nó mang lại.
Nhã nhạc cung đình Huế và sự thăng trầm cùng lịch sử
Trong thời đại phong kiến ở nước ta, Nhã nhạc hay còn gọi là Âm nhạc cung đình là hình thức âm nhạc chính của triều đình, được xem như Quốc nhạc và là biểu tượng cho sự hưng thịnh của mỗi triều đại. Do đó quy định rất chặt chẽ trong âm luật, cách diễn xướng, quy mô dàn nhạc, tính thẩm mỹ,… đồng thời trong đó cũng phải phản ánh được tư tưởng và quan niệm trí lý của chế độ quân chủ đương thời.
Dưới triều Lý (1010 – 1225) và triều Lê (1427 – 1788) các tổ chức âm nhạc chính thống được thành lập với quy mô lớn và cách thức tổ chức chặt chẽ và các nhạc quan chính là người cai quản trực tiếp. Thời bấy giờ Nhã nhạc được chia ra thành các thể loại chính là: Miếu nhạc, Giao nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Nhũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường Triều nhạc, Đại yến nhạc và Cung trung nhạc. Tuy nhiên theo sự suy thoái của triều Lê, Nhã nhạc cũng dần phai nhạt.
Phải cho đến triều Nguyễn (1802 – 1945) lúc bấy giờ điều kiện xã hội tốt hơn, Nhã nhạc mới có cơ hội phát triển trở lại và trở nên hưng thịnh chính là hình thức Nhã nhạc Cung đình Huế hiện tại đang được bảo tôn và phát triển.
Dưới triều Nguyễn, Nhã nhạc được chia lại gồm 7 loại chính cũng gần giống với các triều đại trước đó là: Miếu nhạc, Giao nhạc, Ngũ tự nhạc, Thường triều nhạc, Đại triều nhạc, Yến nhạc và Cung trung nhạc. Không chỉ là hình thức âm nhạc dùng cho các buổi lễ tế đại triều, thường triều, Nhã nhạc còn được được biểu diễn trong các lễ Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật của vua và hoàng hậu, mừng thọ, chúc thọ Thái thượng hoàng, Hoàng thái hậu,…
Sự chú trọng của các vị vua chúa dưới triều Nguyễn làm Nhã nhạc Cung đình Huế lúc bấy giờ phát triển mạnh mẽ với hệ thống rất bài bản và phong phú về nhạc chương (lời ca chữ Hán). Tùy vào từng buổi lễ của triều đình sẽ được biên soạn các nhạc chương phù hợp.
Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Xem thêm: Cố đô Huế ở đâu? Được hình thành và phát triển như thế nào?
Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)… Từ cơ sở kế thừa các triều đại trước, triều Nguyễn đã cho bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc như Huyền nhạc, Ty trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ.
Đến cuối triều Nguyễn, khi thực dân Pháp xâm lấn, loạn lạc xảy ra khắp nơi, triều đình không nắm giữ được quyền lực, các buổi tế, lễ cũng dần ít đi, Nhã nhạc Cung đình cũng theo đó mà mai một. Chỉ còn giữ lại được 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (bao gồm các nhạc cụ: kèn, trống, mõ, bồng, xập xõa) và Tiểu nhạc (gồm đàn tỳ bà, đàn tam, đàn nhị, trống bản, địch, tam âm, phách tiển). Bên cạnh đó dưới sự du nhập của đội nhạc Tây phương khiến cho Nhã nhạc Cung đình Huế dần mất đi vị thế của mình.
Hơi thở lịch sử còn đọng lại
Nếu có niềm đam mê với các loại hình nghệ thuật cổ truyền Việt Nam chắc chắn khi nghe nhạc cung đình Huế bạn sẽ có những cảm xúc rất khác lạ. Âm hưởng trong Nhã nhạc Cung đình Huế cùng không gian biểu diễn khiến chúng ta cảm giác như mình đang lội dòng lịch sử, hòa mình trong không khí của những buổi lễ của các vua chúa trong thời phong kiến.
Trải qua thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, ngoài mang nét trang trọng đại diện cho vương quyền, Nhã nhạc Cung đình Huế còn ẩn chứa một chút gì đó âm vị cổ kính