Xử phạt lỗi xe không biển số như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết về mức phạt tiền khi điều khiển xe không biển số, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
Theo quy định pháp luật hiện hành điều 53, Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định khi tham gia giao thông tài xế cần phải đăng ký và gắn biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cụ thể điều kiện để tham gia giao thông xe cơ giới như:
Xe ô tô được phép tham gia giao thông cần đáp ứng được quy định về chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường:
- Xe cần có đủ hệ thống hãm và có hiệu lực.
- Có hệ thống chuyển hướng.
- Xe ô tô có tay lái ở phía bên trái xe. Nếu ô tô của người nước ngoài có thực hiện đăng ký tay lái ở phía bên phải thì cũng cần thực hiện theo đúng quy định của chính phủ khi tham gia giao thông tại Việt Nam.
- Hệ thống đèn chiếu sáng gần và xa hoạt động tốt, đen soi biển số, đèn tín hiệu, đèn báo hãm…
- Lốp đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe và kích cỡ.
Xe mô tô ba bánh, mô tô 2 bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông cần đảm bảo đúng theo quy định về chất lượng, bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật.
Xe cơ giới cần đăng ký và gắn biển số theo đúng quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Mức phạt lỗi xe không biển số
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 các trường hợp vi phạm lỗi không biển số sẽ bị xử phạt cụ thể như:
Trường hợp người điều khiển phương tiện xe cơ giới không gắn biển số
- Người điều khiển xe ô tô (cả xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) hay những loại xe tương tự xe ô tô nếu không gắn biển số (các loại xe có quy định gắn biển số) sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000đ – 3.000.000đ và tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) hay những loại xe tương tự như mô tô, các loại xe tương tự như xe gắn máy không gắn biển số sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.0000đ.
- Người điều khiển máy kéo, các loại xe máy chuyên dụng không gắn biển số sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000đ – 2.000.000đ và tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Người điều khiển xe thô sơ không có gắn biển số bị phạt tiền từ 100.000đ – 200.000đ.
Trường hợp chủ phương tiện xe cơ giới không gắn biển số
- Chủ xe mô tô, xe gắn máy hay những loại xe tương tự mô tô (các loại xe có quy định phải gắn biển số) khi tham gia giao thông không gắn biển số bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự như ô tô vi phạm lỗi xe không gắn biển số khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có biển số nước ngoài không gắn biển số tạm thời theo đúng quy định gắn biển số tạm thời bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ.
Cố ý che biển số xe bị phạt như thế nào?
Người điều khiển xe ô tô và những loại xe tương tự như xe ô tô nếu cố tình che biển số căn cứ tại Khoản 9 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ.
Người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô và những loại xe tương tự như xe gắn máy, xe mô tô nếu cố tình che biển số căn cứ tại Khoản 10 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000đ.
> Tìm hiểu thêm:
Xe mới chưa có biển số bị phạt không?
Hành vi điều khiển xe không gắn biển số với những loại xe yêu cầu phải gắn biển số và hành vi gắn biển số không đúng theo giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không đúng theo cơ quan có thẩm quyền cấp thì căn cứ theo Khoản c, điều 17 tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.
Theo đó nếu điều khiển xe mới trong thời gian chờ cấp biển số xe chủ xe vẫn sẽ bị phạt theo lỗi điều khiển xe không gắn biển số theo mức phạt từ 300.000 – 400.000đ.
Do đó, trong thời gian chưa có biển số, phương tiện không được lưu thông trên đường, trừ các trường hợp xe đăng ký tạm thời. Hoặc xe mới mua phải đăng ký tạm trước khi lưu thông.
Mức xử phạt khi lắp biển số xe không đúng quy định
Theo quy định này thì biển số xe mô tô được gắn phía sau xe có kích thước chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm có nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký; nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99.
Trong trường hợp biển số xe của phương tiện tham gia giao thông không lắp đúng biển số theo quy định ở trên hoặc biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Lỗi xe không biển số xe được xử phạt tùy theo từng trường hợp và các loại phương tiện. Mức phạt xe máy với lỗi không gắn biển số sẽ thấp hơn so với mức phạt của xe ô tô.
Đăng ký và gắn biển số xe là điều kiện bắt buộc người tham gia giao thông cần tuân thủ. Do đó để hạn chế tới mức tối đa vi phạm các lỗi phạt thì các tài xế cần hoàn thiện những thủ tục cần thiết cả về mặt pháp lý và thường xuyên tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến luật giao thông để tránh được các lỗi vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông.
Bài viết ở trên đã chia sẻ rõ hơn đến bạn đọc về vấn đề mức xử phạt lỗi xe không gắn biển số. Hy vọng sẽ giúp bạn vận dụng tốt hơn kiến thức trong quá trình tham gia giao thông.