Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành học đang thu hút rất nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vậy ngành quản trị kinh doanh thi khối nào? Học xong ngành quản trị kinh doanh ra làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề chịu trách nhiệm thực hiện quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó duy trì và phát triển công việc kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tổ chức.
Lựa chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sẽ được đào tạo rất nhiều môn học khác nhau. Từ các môn cơ bản đến những môn chuyên môn như: Quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, quản trị tài chính – marketing, quản trị doanh nghiệp,…
Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào
Không chỉ có vậy, thời gian ngồi trên giảng đường các bạn còn được đào tạo thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian hợp lý, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp,…Tất cả những kiến thức và kỹ năng đó sẽ phục vụ tốt nhất cho công việc tương lai sau này của các bạn. Vậy ngành quản trị kinh doanh xét khối nào?
>>> Tham khảo thêm: Thông tin về các chương trình học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở nước ta
2. Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào?
Đối với các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào thời giai đoạn thi cử đầy khó khăn sắp tới thì việc lựa chọn trường học và ngành học là điều quan trọng nhất hiện nay. Bởi vậy học Quản trị kinh doanh khối nào là điều mà rất nhiều bạn học sinh thắc mắc hiện nay.
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học giúp đào tạo ra những nhà quản trị doanh nghiệp, công ty, tổ chức trong tương lai. Bởi vậy, những thí sinh muốn học ngành quản trị kinh doanh phải lựa chọn học thi tuyển một trong các tổ hợp môn trong các khối A, C, D.
Thông thường thì các trường cao đẳng, đại học ở nước ta sẽ xét tuyển ngành quản trị kinh doanh những khối sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối C00: Văn, Sử, Địa
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
Đối với các bạn học khối A khi học các môn học trong ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có lối tư duy logic, sáng tạo hơn trong các chiến lược. Mặt khác, đối với các bạn theo học khối C, D thì các bạn sẽ được nâng cao kiến thức xã hội hơn.
Mỗi khối học đều có những ưu điểm riêng cho công việc của bạn sau này. Bởi vậy, hãy lựa chọn học khối nào sao cho phù hợp với năng lực, sự yêu thích của bản thân mình nhé!
3. Học quản trị kinh doanh là làm gì?
Ngành quản trị kinh doanh khối gì?
➤ Xem thêm: Ngành Y Học Cổ Truyền Thi Khối Nào?
Bên cạnh vấn đề: “Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào?” thì các bạn trẻ hiện nay còn đang lo lắng không biết học xong sẽ làm công việc gì? Mức lương có cao không? Cùng theo dõi những công việc mà các bạn theo học ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường có thể làm như sau:
- Đối với các bạn có thành tích học tập xuất sắc, chiến lược kinh doanh sáng tạo, tốt các bạn có thể đảm nhận vị trí công việc của: Quản trị cấp cao ở trong công ty, doanh nghiệp với các vị trí như: Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành của công ty, doanh nghiệp.
- Quản trị cấp trung với những chức danh: Giám đốc marketing, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Marketing,… là những công việc bạn có thể làm sau khi ra trường.
- Quản trị cấp cơ sở: Trưởng phòng Marketing, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng PR, Trưởng phòng kinh doanh,…
- Công việc đầu tiên mà đa phần các bạn viên lựa chọn sau khi ra trường đó là nhân viên thực tập phòng kinh doanh, nhân viên phòng nhân sự, sản xuất,…
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp các bạn học chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể sẽ đảm nhận những công việc khác như: Giám đốc, Quản lý, trưởng phòng, Team Leader, Giám sát hay có thể là nhân viên. Hoặc lựa chọn khởi nghiệp cho chính công ty của mình.
Thông thường thì mức lương của một nhân viên quản trị kinh doanh sau khi ra trường sẽ dao động trong khoảng 6 – 15 triệu. Việc này còn tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và chế độ lương thưởng nơi bạn làm việc.
Nếu đã có kinh nghiệm 1 -2 năm thì mức lương của bạn chắc chắn sẽ cao hơn chúng dao động trong khoảng 10 – 30 triệu. Có thể thấy mức lương khởi điểm của ngành quản trị kinh doanh đã khá cao so với các ngành nghề khác. Mặt khác, người làm công việc quản trị kinh doanh còn có thêm thu nhập từ việc thưởng vượt KPI, thưởng dự án. Hứa hẹn bạn sẽ có mức thu nhập đáng mong đợi.
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về ngành quản trị kinh doanh rồi chứ. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé!