Trong lĩnh vực phong thủy, Can Chi là thuật ngữ thường xuyên được người ta nhắc đến. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác Can Chi là gì và ứng dụng của nó ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tổng quan về Can Chi
Người phương Đông thường dùng Can Chi như một đơn vị tính trong hệ thống lịch pháp và các ngành học thuật có liên quan khác. Đây cũng là thông tin mà thường được Lịch Ngày Tốt nhắc đến.
Định nghĩa Can Chi
Can Chi xuất phát từ hai khái niệm Thiên Can – Địa Chi. Trong hệ thống lịch pháp, nó được sử dụng để tính toán và xác định tên gọi của năm tháng, ngày giờ. Đặc biệt dùng trong Âm lịch và tử vi đoán mệnh.
Theo quan niệm phương Đông thì Can Chi có liên quan đến chuyện đất trời. Cụ thể, Can trong Thiên Can là từ đại diện cho các thời điểm trong chu kì thời gian của Mặt Trời.
Còn Chi trong Địa Chi là từ đại diện cho các thời điểm trong chu kì thời gian của Mặt Trăng. Từ đó phát hiện ra 10 Thiên Can (Thập Thiên Can): Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 Địa Chi (Thập Nhị Địa Chi): Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Can Chi tượng trưng cho điều gì?
Can – Chi tượng trưng cho rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: ngũ hành, Âm dương, màu sắc, phương vị và mùa vượng. Theo dõi lịch ngày âm hôm nay bạn sẽ thấy rõ sự phân chia này. Do đó người ta có thể hiểu rõ hơn về những sự kiện và xu hướng có thể thay đổi trong tương lai. Ta có bảng sau:
Ngoài ra Can – Chi còn tượng trưng cho bộ phận trên cơ thể con người và các nghề nghiệp khác nhau. Ví dụ như:
Thiên Can: Giáp, Ất (Mộc) kết hợp Địa Chi: Dần, Mão (Mộc) chỉ bộ phận thần kinh, gan, mật, đầu, vai, ngón tay, tay, gáy và các các nghề chế biến gỗ, giấy, sách báo, đóng thuyền hay làm vườn, trồng cây và sản xuất trang phục.
Tác dụng của Can Chi
Trong đời sống thường ngày, Can Chi được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực, như là: dự đoán vận mệnh, xác định ngày giờ hay tháng âm,…
Dự đoán vận mệnh
Bạn có thể xem Can ngày có vượng tướng hay bị khắc hại dựa vào ngày sinh do Can ngày và Chi ngày hợp thành. Khi bản tính của Can ngày rõ ràng thì có thể dùng làm yếu tố dự đoán tính cách của một người.
- Giáp Dương (Mộc): đại diện cho tính kỷ luật cao và sự thẳng thắn, cương trực.
- Ất Âm (Mộc): đại diện cho tính cẩn thận nhưng có phần cố chấp.
- Bính Dương (Hỏa): đại diện cho sự hào phóng, nhiệt tình nhưng lại cực hám danh và nông nổi.
- Đinh Âm (Hỏa): đại diện cho “ngoài lạnh trong nóng”.
- Mậu Dương (Thổ): đại diện cho việc ăn nói khéo léo, ưa vẻ bề ngoài nhưng thiếu chính kiến của riêng mình.
- Kỷ Âm (Thổ): đại diện cho tính cách tỉ mỉ, cẩn thận nhưng rất hẹp hòi.
- Canh Dương (Kim): đại diện cho sự giỏi giang trong kinh tế, tài hoa trong văn học.
- Tân Âm (Kim): đại diện cho tính kiên trì nhưng khá ngoan cố.
- Nhâm Dương (Thủy): đại diện cho đức khoan dung và sự vô tư vô lo.
- Quý Âm (Thủy): đại diện cho tính cách chính trực, kiên cường, không quản ngại khó khăn.
Xác định tháng âm
Một năm có 12 tháng âm lịch tương ứng với 12 Địa Chi. Tháng âm lịch được bắt đầu từ địa chi (Dần), ta có thể thấy như sau:
Ba tháng này là mùa Xuân cũng chính là lúc vạn vật sinh sôi nảy nở tức Tam Hợp Mộc cục:
- Tháng 1 là tháng Dần
- Tháng 2 là tháng Mão
- Tháng 3 là tháng Thìn
Ba tháng này là mùa Hạ cũng chính là lúc thời tiết oi bức, nhưng vạn vật tốt tươi tức Tam hợp Hỏa cục:
- Tháng 4 là tháng Tỵ
- Tháng 5 là tháng Ngọ
- Tháng 6 là tháng Mùi
Ba tháng này là mùa Thu cũng chính là lúc vạn vật xơ xác nên gọi là Tam hợp Kim cục:
- Tháng 7 là tháng Thân
- Tháng 8 là tháng Dậu
- Tháng 9 là tháng Tuất
Ba tháng này là mùa Đông cũng chính là lúc thời tiết chuyển lạnh, băng phủ mặt đất, vạn vật lưu trữ nên gọi là Tam hợp Thủy cục:
- Tháng 10 là tháng Hợi
- Tháng 11 là tháng Tý
- Tháng 12 là tháng Sửu
Xác định ngày giờ
Người xưa căn cứ vào tập tính sinh hoạt của 12 con vật trong từng khoảng thời gian của một ngày để xác định ngày và giờ.
- Thời gian chuột bắt đầu kiếm ăn: (23 – 1h) Giờ Tý
- Thời gian trâu bò nhai lại đồ ăn: (1 – 3h) Giờ Sửu
- Thời gian hổ về hang: (3- 5h) Giờ Dần
- Thời gian mèo nghỉ ngơi sau bắt chuột: (5 – 7h) Giờ Mão
- Thời gian làm việc năng suất của con người: (7 – 9h) Giờ Thìn
- Thời gian rắn ẩn mình: (9 – 11h) Giờ Tỵ
- Thời gian ngựa vận chuyển hàng: (11 – 13h) Giờ Ngọ
- Thời gian dê ăn: (13 – 15h) Giờ Mùi
- Thời gian khỉ về hang: (15 – 17h) Giờ Thân
- Thời gian gà ngủ: (17 – 19h) Giờ Dậu
- Thời gian chó sủa: (19 – 21h) Giờ Tuất
- Thời gian lợn ngủ: (21 – 23h)
Kết luận
Hy vọng với thông tin mà bài viết đã cung cấp ở bên trên có thể giúp bạn đọc hiểu phần nào về Can Chi. Hãy thường xuyên truy cập trang web Lichngaytot.net để cập nhật được những thông tin thú vị, bổ ích khác về lĩnh vực phong thủy, tử vi,… nhé.