Nói một cách chân thành, trên đời này, cái gì quá cũng không tốt. Trong mối quan hệ tình yêu, bạn bè, mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe của con người, cứ quá là gây hại.
Bạn quá lương thiện và vị tha, bạn luôn nghĩ cho người khác và nhiệt thành vì mọi người. Nhưng rồi một ngày bạn nhận ra, khi mọi người đã quen với sự lương thiện của bạn, họ dần dần sẽ chẳng còn cảm kích và trân trọng bạn nữa. Họ sẽ coi việc bạn đối tốt với họ như một lẽ đương nhiên, mỉm cười thân thiện khi bạn dành cho họ một cử chỉ chân thành, ôm chầm lấy bạn vì bạn đối xử với họ nhiệt tình, có điều chẳng bao giờ có mặt bên bạn khi bạn cần.
Bạn quá cả tin và không muốn nghi ngờ ai hết. Bạn chẳng bao giờ đặt câu hỏi về những hành động của người khác, bạn cho rằng sự nghi ngờ làm cuộc sống thật mệt mỏi, vì vậy bạn chọn cách tin vô điều kiện. Nhưng rồi một ngày bạn nhận ra, bởi bạn trao đi niềm tin mãnh liệt, bạn sẽ là người nhận về những tổn thương và mất mát, vì con người chẳng ai hoàn hảo, và thật buồn là, người ta lại thường nhẫn tâm với người tin mình nhất.
cái gì quá cũng không tốt
Bạn quá cảm tính và chẳng mấy khi sử dụng đến lý trí. Bạn nghĩ rằng cảm xúc mới là thứ quan trọng nhất và quyết định nhiều nhất đến niềm hạnh phúc của mỗi người. Bạn chỉ làm khi có cảm hứng, bạn quyết định một cách bản năng, bạn gần như không bao giờ so đo cân nhắc quá nhiều. Nhưng bạn biết không, người cảm tính lại thường là người phải hối hận về sau, vì những quyết định chưa thông qua lí trí – đôi khi chẳng được như bạn tưởng tượng ban đầu.
Bạn quá dễ dàng nói lời yêu một ai đó. Bạn muốn bày tỏ tình cảm ngay khi vừa nhận thức được những rung động của chính mình. Bạn không muốn chần chừ để rồi lỡ mất người mình thương. Nhưng tình yêu vốn dĩ không nên vội vàng.. Thế nên mới có chuyện bạn ngỡ rằng mình thích, nói lời yêu, có được người đó, rồi bỗng dưng vài ngày sau thấy cảm xúc nhạt dần. Thế là bạn “hết yêu”, hoặc thực ra là bạn chưa yêu người ấy bao giờ.
Cái gì quá cũng tốt. Ngay cả khoai lang là một thực phẩm được khuyến khích ăn nhiều để tốt cho tiêu hóa nhưng ăn nhiều quá lại gây khó chịu, đầy hơi. Cứ nghĩ cơm là thực phẩm “không thể phân ly” vậy mà khi ăn nhiều cơm quá lại gây ra biết bao nhiêu bệnh như: tiểu đường, tim mạch thậm chí là ung thư. Hơn nữa cơm cũng là một thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Nếu ăn nhiều cơm sẽ gây béo phì. Theo thông tin xã hội, nhiều ca giảm cân thành công nhờ cắt hẳn tinh bột trong bữa ăn và thay vào đó là tăng hàm lượng đạm và chất béo lên để lấy năng lượng nuôi sống cơ thể,…
Vô vàn những câu chuyện nho nhỏ để thấy bạn đừng bao giờ nên “quá”. Dù thực ra, mỗi chúng ta có lẽ đều có cái quá của riêng mình. Cái gì cũng vậy, chỉ nên dừng lại ở mức hợp lý, vừa đủ thì mới phát huy được những tác dụng vốn có của nó. Cố tình hay vô tình làm cho mọi thứ trở nên “quá” càng khiến tình trạng thêm tồi tệ mà thôi. Vì vậy, đây là điều mà mọi người cần lưu ý dù là mối quan hệ tình yêu hay các mối quan hệ trong cuộc sống cũng vậy, chỉ nên dừng lại đúng mực để mọi thứ tốt đẹp hơn nhé!