Sức khỏe hàng tuần của thai nhi luôn là vấn đề được các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Để theo dõi được sức khỏe cũng như sự phát triển của bé ra sao, chúng ta có thể xác định thông qua cân nặng thai nhi theo tuần với chuẩn nhất định được WHO đưa ra. Hãy cùng Mattranthuathienhue.vn tìm hiểu cân nặng của thai nhi theo từng tuần nhé!
Cân nặng, chiều cao của thai nhi ảnh hưởng từ những yếu tố nào?
Có thể bạn chưa biết, cân nặng và chiều cao của thai nhi được tác động từ nhiều yếu tố:
- Một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của thai nhi chính là yếu tố di truyền và chủng tộc.
- Tiếp theo đó là sức khỏe của mẹ: Nếu bà bầu bị tiểu đường hay béo phì thì bé sinh ra có khả năng lớn và nặng hơn.
- Vóc dáng của mẹ bầu.
- Mức độ tăng cân của bà bầu: Nếu bà bầu quá gầy, ít hoặc không tăng cân thì sinh con có khả năng bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ béo phì, tăng cân quá nhiều thì có khả năng phải sinh mổ do thai nhi quá to.
Mức độ tăng cân của mẹ có thể là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi
>>>>Xem thêm: Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết nhất
- Thứ tự sinh con: Con thứ sinh ra thường lớn hơn con đầu. Thế nhưng nếu khoảng cách giữ hai lần sinh con quá sát nhau thì bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
- Số lượng thai nhi trong bụng mẹ: Nếu bà bầu mang đa thai, hay song thai thì cân nặng của từng bé có thể thấp hơn so với chuẩn.
Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân để thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
Chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần 2018
Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau, cách đo cân nặng thai nhi cũng có sự khác nhau như sau:
- Trước 20 tuần tuổi, bé thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ đầu đến mông – hay nói cách khác là chiều dài đầu mông.
- Đến tuần thứ 20, kích thước của bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Thời gian này, chiều dài cũng như cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
- Đến tuần thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng nhanh một cách tối đa để chuẩn bị chào đời.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần theo WHO được cập nhật mới nhất năm 2018
>>>>Xem thêm: Cách tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh chuẩn xác bạn cần biết
Khi đi khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, chiều cao của thai nhi và so sánh với bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất theo WTO để xác định chính xác sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Các bà mẹ cần chú ý để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cả mình và bé.
Vậy để cân nặng thai nhi có thể đạt chuẩn, các ông bố bà mẹ cần lưu ý điều gì?
- Trước khi mang thai, để có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh và thai nhi phát triển một cách toàn diện, mẹ bầu cần quan tâm và chú ý đến chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng cần thiết.
- Trong trường hợp bà bầu nhẹ cân, cần phải bổ sung thật đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất sẵn sàng cho hơn 9 tháng mang thai, để tránh tình huống bé sinh ra bị nhẹ cân.
- Trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên thực hiện theo nguyên tắc “ăn cho cả hai”, cả mẹ và con để thai nhi phát triển ổn định và toàn diện. Mẹ bầu phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì thai nhi mới được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tuyệt đối không được kiêng khem thức ăn. Trọng lượng trung bình cần tăng trong thai kỳ của các bà bầu lên tới 10 – 12kg.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần hết sức chú ý, tránh nhiễm độc thai nghén, sản giật, tăng huyết áp, nếu không, có thể ảnh hưởng và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên có thể giúp mẹ và bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ khi mang thai đến lúc mẹ tròn con vuông.